DANH MỤC SẢN PHẨM
Motor điện hay còn gọi là động cơ điện là thiết bị tạo ra động lực tác động lên các đối tác kết hợp cùng mình để tạo ra hiệu quả sử dụng. Thiết bị này có thể thay thế sức lao động của con người, động vật và mang lại hiệu quả sử dụng cao gấp nhiều lần.
Motor điện có 2 kiểu chính là kiểu mặt bích và kiểu chân đế. Kiểu mặt bích được ứng dụng cho những kết nối theo phương thẳng đứng, còn kiểu chân đến thường được ứng dụng để kết nối với thiết bị khác theo phương nằm ngang.
Về thiết kế cơ bản, động cơ điện có 2 phần chính là phần vỏ ngoài và phần lõi động cơ bên trong. Phần vỏ ngoài có nhiệm vụ bảo vệ phần lõi động cơ bên trong trước các tác động của ngoại lực. Và phần vỏ thường được làm bằng các chất liệu có độ bền cao như nhôm, gang đúc. Phần lõi bên trong là phần chứa các vi mạch điện, có khả năng chuyển hóa điện năng thành động năng để tác động lên các thiết bị được kết nối. Đó chỉ là thiết kế cơ bản, còn tìm hiểu sâu hơn về phần lõi động cơ thì có 3 loại động cơ chính là 2 cực, 4 cực, 6 cực. Trong đó, phổ biến nhất là động cơ 2 cực và 4 cực.
Vậy 2 cự, 4 cực, 6 cực là thông số thể hiện điều gì. Chúng tôi xin trả lời rằng, đây là thông số thể hiện vòng quay của động cơ trong vòng 1 phút. Theo đó, động cơ 2 cực được quy định với 2900 vòng/phút, 4 cực có 1450 vòng/phút, 6 cực có 960 vòng/phút. Và để thuận tiện trong mua bán, trao đổi thì người dùng thường gọi động cơ 2 cực là động cơ tua nhanh, động cơ 4 cực là động cơ tua vừa và động cơ 6 cực là động cơ tua chậm. Tùy vào mục đích, nhu cầu sử dụng của mình mà người dùng có thể lựa chọn từng loại động cơ cho phù hợp.
Với loại động cơ 2 cực, ưu điểm của nó sẽ là phát huy tối đa công suất của mình nhằm mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất cho người dùng. Còn với động cơ 4 cực, số vòng quay chậm hơn nhưng sẽ bền bỉ hơn nhưng cũng có thể phát huy được công suất vốn có. Động cơ 6 cực là động cơ tua chậm nên có thể hoạt động liên tục, bền bỉ.
Tât cả các dòng động cơ 2 cực, 4 cực hay 6 cực đều sử dụng điện, có thể là điện 1 pha hoặc 3 pha, tùy thuộc vào nhà sản xuất. Để phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng của mình, người dùng cần lưu ý những vấn đề trên.
Bên cạnh motor kéo thì các nhà sản xuất còn cho ra đời một loại motor khác gọi là motor giảm tốc. Vậy motor giảm tốc là gì? Đây là thiết bị cũng dùng để kết hợp với các thiết bị khác nhằm thay thế sức lao động của con người, động vật nhằm tạo ra hiệu quả lao động cao hơn. Tuy nhiên, khác với động cơ kéo, động cơ giảm tốc sẽ có số vòng quay/phút thấp, chính xác với từng nhu cầu, mục đích cụ thể. Ví dụ, dây chuyền đóng gói sản phẩm chỉ có thể đóng gói được 20 sản phẩm/1 phút, nếu khách hàng dùng motor kéo bình thường thì cũng có số vòng quay hơn 900 vòng/phút, như vậy, máy đóng gói sẽ không thực hiện kịp, không tạo ra sự đồng bộ trong cả dây chuyền. Chính vì vậy, phải nhờ motor giảm tốc, giảm tốc độ vòng quay/phút để phù hợp với dây chuyền đóng gói, khi đó động cơ và thiết bị đóng gói sẽ hoạt động đồng bộ, tạo ra hiệu quả lao động lớn.
Trong motor kéo, các nhà sản xuất chọn động cơ 2 cực làm chuẩn, còn trong động cơ giảm tốc, nhà sản xuất chọn động cơ 4 cực làm chuẩn để giảm tốc độ vòng quay theo ý người dùng.
Hiện nay, công ty TNHH Thuận Hiệp Thành là đại lý nhập khẩu và phân phối chính thức động cơ điện của nhiều thương hiệu nổi tiếng như THT, teco, Tatung, Enertech, Wasin,… tại Việt Nam. Quý khách có nhu cầu mua động cơ điện hoặc cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng gọi về hotline công ty TNHH Thuận Hiệp Thành hoặc truy cập website maybomnuocchinhhang.vn để tham khảo sản phẩm và được hỗ trợ trực tuyến
VỀ CHÚNG TÔI
Cam kết bán hàng chính hãng
giá cả luôn cạnh tranh
Giao hàng chuyên nghiệp
Bảo hành chu đáo
nhiều khuyến mãi hấp dẫn